Những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Hướng Dẫn

** Nếu không có thời gian đọc nội dung hãy nhấc máy lên và gọi qua số Hotline: 028.38 77 99 66

** Điện thoại bạn đang hết tiền hoặc muốn tiết kiệm chi phí, hãy nhập số điện thoại tại đây

Bác sĩ sẽ gọi lại ngay để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

Tại Việt Nam, bệnh trĩ khá phổ biến, tuy nhiên người mắc bệnh vì một số nguyên nhân mà khi chữa trị đã là giai đoạn nặng, dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ là gì? Cùng tham khảo bài chia sẻ sau của các chuyên gia tại Phòng khám đa khoa Âu Á để có câu trả lời nhé!

Nguyên nhân và phân loại bệnh trĩ

 Bất kể ai cũng có thể mắc bệnh trĩ, không phân biệt lứa tuổi hay giới tính. Nguyên nhân chính của bệnh này là tình trạng giãn quá mức của các tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng gây viêm sưng đau hoặc xuất huyết.

Mắc bệnh trĩ vì nguyên nhân nào?

 Ngoài ra, các yếu tố sau đây được xem là điều kiện thuận lợi phát sinh và làm nặng thêm bệnh trĩ:

   Ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động,…Thường gặp ở nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe, thợ cơ khí,…

   Những người béo phì dễ mắc bệnh trĩ do gia tăng áp lực tĩnh mạch trực tràng.

   Bị táo bón, tiêu chảy, mót rặn,…

   Thường xuyên ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, uống cà phê, chất kích thích,…

   Người cao tuổi và phụ nữ mang thai do sức đề kháng giảm, hệ tĩnh mạch kém bền vững, rối loạn hormone, thai gây cản trở máu trở về tĩnh mạch chủ,…

   Mắc một số bệnh mãn tính gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa như xơ gan, tăng huyết áp,…

Bệnh trĩ được phân thành ba loại chính là trĩ nội - ngoại – hỗn hợp

 Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được phân thành ba loại chính là trĩ nội - ngoại – hỗn hợp, trong đó:

  Trĩ nội: Bắt nguồn từ đám rối tĩnh mạch trĩ trên, ở phía trên đường lược Trĩ nội được phân thành các mức độ sau:

  •   Trĩ nội độ 1: Các tĩnh mạch trĩ giãn nhẹ, đội niêm mạc lên, lồi vào thành trực tràng. Trĩ nội độ 1 chưa sa búi trĩ ra ngoài hậu môn.
  •   Trĩ nội độ 2: Các tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn tạo thành các búi to, mỗi khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài cơ thắt hậu môn, nhưng sau đó tự co lại được.
  •   Trĩ nội độ 3: Búi trĩ to, sa ra ngoài nhiều, không tự co lên được mà phải tác động đẩy búi trĩ thì mới co vào được.
  •   Trĩ nội độ 4: Búi trĩ to, sa ra ngoài thường trực, tác động đẩy búi trĩ thì cũng không co vào được và có thể bị thắt nghẹt dẫn đến hoại tử búi trĩ.

  Trĩ ngoại: Xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ dưới, chân búi trĩ nằm ở dưới đường lược. Trĩ ngoại sẽ thường trực ở ngoài hậu môn và được che phủ bởi lớp da hậu môn.

  Trĩ hỗn hợp: Tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại ở các mức độ sa búi trĩ khác nhau. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ – Biến chứng và cách điều trị

 Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh trĩ sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ là gì?

   Ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của người bệnh, khiến người bệnh không tự chủ được hành vi đi đại tiện, ở giai đoạn nặng sẽ chảy máu liên tục khi đi ngoài.

   Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tinh thần của người bệnh, những triệu chứng đau ngứa hậu môn khiến người bệnh luôn khó chịu, hay cáu gắt.

   Búi trĩ bị sa ra bên ngoài có thể gây tắc nghẽn tĩnh mạch trĩ khiến người bệnh luôn có cảm giác đau nhức khó chịu vùng hậu môn.

   Tình trạng chảy máu khi đi đại tiện có thể gây ra tình trạng mất máu, thiếu máu, cơ thể suy nhược.

   Hiện tượng nứt, rách hậu môn có thể tạo điều kiện có vi khuẩn trong phân và nước tiểu tấn công gây viêm, nhiễm trùng hậu môn, thậm chí có thể nhiễm trùng máu.

   Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục và đời sống vợ chồng, giảm ham muốn, là nguyên nhân gây rạn nứt tình cảm vợ chồng.

   Đối với nữ giới mắc bệnh trĩ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh viêm phụ khoa, nhất là những chị em đang trong thời kỳ mang thai nên lưu ý.

   Bệnh trĩ để lâu có thể là điều kiện cho tế bào ung thư phát triển gây ung thư hậu môn – trực tràng.

 Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn muộn mang lại hiệu quả cao như PPH, HCPT, Longo,…

PPH và HCPT là hai trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả hiện nay

Hi vọng những thông tin về biến chứng bệnh trĩ trên có thể giúp bạn đọc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng của Phòng Khám Đa Khoa Âu Á bằng cách bấm vào khung chat bên dưới.

Đợi Chút !!!

Trước khi rời khỏi bài viết, hãy trả lời giúp chúng tôi những câu hỏi sau:

  • Bạn có quan tâm tới sức khỏe của mình không ?
  • Bạn có muốn nhanh chóng dứt bệnh để sinh hoạt bình thường không ?
  • Bạn có muốn được chữa bệnh tại một nơi uy tín nhưng lại không cần bận tâm tới chi phí không ?

Nếu câu trả lời của bạn là hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, phần còn lại hãy giao cho chúng tôi.

* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.